------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 19/2018/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2018
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TÍNH TỔNG KHỐI LƯỢNG HOẶC THỂ TÍCH CHẤT MA TÚY TẠI MỘT SỐ
ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
ngày 20 tháng 6 năm
2017;
Căn cứ Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20
tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13
đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực
thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình
sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số
94/2015/QH13;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về
việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của Bộ luật Hình
sự năm 2015.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Nghị định này quy định về việc tính tổng
khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại điểm k khoản 2, điểm e
khoản 3, điểm đ khoản 4 Điều 248; điểm i khoản 1, điểm n khoản 2, điểm h khoản
3, điểm h khoản 4 Điều 249; điểm i khoản 1, điểm o khoản 2, điểm h khoản 3,
điểm h khoản 4 Điều 250; điểm p khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều
251 và điểm i khoản 1, điểm n khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 252
của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017
(sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự năm 2015).
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
đến việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy.
Điều 3. Nguyên tắc
về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy
1. Việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích
chất ma túy phải đảm bảo khách quan, khoa học và được thực hiện theo phương
pháp, trình tự quy định của Nghị định này.
2. Khối lượng hoặc thể tích các chất ma
túy theo quy định của Nghị định này là khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy
thu giữ hoặc chứng minh được trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Việc xác
định khối lượng thuốc phiện trong xái thuốc phiện, thuốc phiện pha loãng, thuốc
phiện pha trộn được tính theo thuốc phiện chứa 10% morphine làm căn cứ quy đổi.
3. Tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể
tích của từng chất ma túy được tính theo quy định của Nghị định này nếu là số
thập phân thì gồm một chữ số sau dấu phẩy và không làm tròn.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Việc tính
tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy trong trường hợp các chất ma túy được
quy định trong cùng một điểm thuộc các khoản của một trong các Điều 248, 249, 250, 251,
252 của Bộ luật Hình sự năm 2015
Trường hợp các chất ma túy đó đều được quy
định trong cùng một điểm của khoản 2, 3, 4 Điều 248; hoặc
trong cùng một điểm của khoản 1, 2, 3, 4 Điều 249; hoặc
trong cùng một điểm của khoản 1, 2, 3, 4 Điều 250; hoặc
trong cùng một điểm của khoản 2, 3, 4 Điều 251; hoặc trong
cùng một điểm của khoản 1, 2, 3, 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự
năm 2015, thì cộng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy lại với
nhau và đối chiếu với quy định về khối lượng hoặc thể tích của nhóm chất ma túy
đó trong các khoản của điều luật được áp dụng để xác định tổng khối lượng hoặc
thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều
luật được áp dụng.
Điều 5. Việc tính
tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy trong trường hợp các chất ma túy
không được quy định trong cùng một điểm thuộc các khoản của một trong các Điều 248, 249,
250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015
1. Trường hợp các chất ma túy đều có khối
lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại khoản 1 Điều 249 hoặc khoản 1 Điều 250 hoặc
khoản 1 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì xác định
tổng khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy theo trình tự như sau:
a) Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc
thể tích của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được
quy định tại khoản 1 của một trong các Điều 249, 250, 252 của
Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau đó cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc
thể tích của từng chất ma túy lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về
khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy.
b) Căn cứ vào tổng tỷ lệ phần trăm về khối
lượng hoặc thể tích của các chất ma túy đã được xác định tại điểm a khoản này
để xác định tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của một
trong các Điều 249, 250, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015
theo nguyên tắc:
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng
hoặc thể tích của các chất ma túy dưới 100%, thì tổng khối lượng hoặc thể tích
của các chất ma túy thuộc trường hợp dưới mức tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 249; hoặc khoản 1 Điều 250;
hoặc khoản 1 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng
hoặc thể tích của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì cần tiếp tục tính tổng
tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy so với mức tối
thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 2 của một
trong các Điều 249, 250, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo trình tự quy
định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp các chất ma túy đều có khối
lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại khoản 2 của một trong các Điều 249, 250, 252 của Bộ luật Hình sự
năm 2015, trong đó có ít nhất một chất ma túy có khối lượng hoặc thể tích
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 của một trong các
điều này; hoặc trường hợp các chất ma túy đều có khối lượng hoặc thể tích dưới
mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại khoản 2
Điều 248 hoặc khoản 2 Điều 251 của Bộ luật Hình sự năm 2015
thì xác định tổng khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy theo trình tự như
sau:
a) Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc
thể tích của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được
quy định tại khoản 2 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251,
252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau đó cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng
hoặc thể tích của từng chất ma túy lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất
ma túy.
b) Căn cứ vào tổng tỷ lệ phần trăm về khối
lượng hoặc thể tích của các chất ma túy đã được xác định tại điểm a khoản này
để xác định tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp
quy định tại khoản nào của một trong các Điều 248, 249, 250,
251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo nguyên tắc:
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng
hoặc thể tích của các chất ma túy dưới 100%, thì tổng khối lượng hoặc thể tích
của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
248 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều
249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều
250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 251
hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 252 của
Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng
hoặc thể tích của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì cần tiếp tục tính tổng
tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy so với mức tối
thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 3 của một trong
các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo trình tự
quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp các chất ma túy đều có khối
lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại khoản 3 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật
Hình sự năm 2015, trong đó có ít nhất một chất ma túy có khối lượng hoặc
thể tích thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của một
trong các điều này thì xác định tổng khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy
theo trình tự như sau:
a) Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc
thể tích của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được
quy định tại khoản 3 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251,
252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau đó cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng
hoặc thể tích của từng chất ma túy lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc
thể tích của các chất ma túy.
b) Căn cứ vào tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các
chất ma túy đã được xác định tại điểm a khoản này để xác định tổng khối lượng
hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của
một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự
năm 2015 theo nguyên tắc:
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng
hoặc thể tích của các chất ma túy dưới 100%, thì tổng khối lượng hoặc thể tích
của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại điểm k khoản
2 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm n khoản
2 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm o khoản
2 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm p khoản
2 Điều 251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm n khoản
2 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng
hoặc thể tích của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì cần tiếp tục tính tổng
tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy so với mức tối
thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 4 của một
trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo
trình tự quy định tại các điểm a, b khoản 4 Điều này.
4. Trường hợp các chất ma túy đều có khối
lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại khoản 4 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật
Hình sự năm 2015, trong đó có ít nhất một chất ma túy có khối lượng hoặc
thể tích thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của một
trong các điều này thì xác định tổng khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy
theo trình tự như sau:
a) Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc
thể tích của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được
quy định tại khoản 4 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251,
252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau đó cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng
hoặc thể tích của từng chất ma túy lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần
trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy.
b) Căn cứ vào tổng tỷ lệ phần trăm về khối
lượng hoặc thể tích của các chất ma túy đã được xác định tại điểm a khoản này
để xác định tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp
quy định tại khoản nào của một trong các Điều 248, 249, 250,
251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo nguyên tắc:
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng
hoặc thể tích của các chất ma túy dưới 100%, thì tổng khối lượng hoặc thể tích
của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản
3 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản
3 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản
3 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản
3 Điều 251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản
3 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng
hoặc thể tích của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì tổng khối lượng hoặc thể
tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại điểm đ
khoản 4 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h
khoản 4 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h
khoản 4 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h
khoản 4 Điều 251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h
khoản 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
5. Trường hợp một trong các chất ma túy có khối lượng
hoặc thể tích thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 của một
trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì
tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại
điểm đ khoản 4 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Điều 6. Phụ lục
Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về
việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy trong một số trường hợp
cụ thể.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7. Hiệu lực
thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày
ký ban hành.
Điều 8. Trách nhiệm
thi hành
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành
Nghị định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, NC (2). XH |
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc |
PHỤ LỤC
VỀ VIỆC TÍNH TỔNG KHỐI LƯỢNG HOẶC
THỂ TÍCH CÁC CHẤT MA TÚY TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
(Kèm theo Nghị định số 19/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ)
(Kèm theo Nghị định số 19/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ)
I. VỀ VIỆC TÍNH TỔNG
KHỐI LƯỢNG HOẶC THỂ TÍCH CHẤT MA TÚY TRONG TRƯỜNG HỢP CÁC CHẤT MA TÚY ĐỀU ĐƯỢC
QUY ĐỊNH TRONG CÙNG MỘT ĐIỂM THUỘC CÁC KHOẢN CỦA MỘT TRONG CÁC ĐIỀU 248, 249,
250, 251, 252 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 4 CỦA NGHỊ ĐỊNH)
Ví dụ: Một người mua bán trái phép 03 gam
Heroine, 03 gam Cocaine, 03 gam Methamphetamine, 20 gam Amphetamine và 20 gam
MDMA. Tổng khối lượng các chất ma túy trong trường hợp này được xác
định như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 251 của Bộ luật
Hình sự năm 2015 (Tội mua bán trái phép chất ma túy), thì Heroine, Cocaine, Methamphetamine,
Amphetamine và MDMA là các chất ma túy được quy định trong cùng một điểm tại
các khoản của Điều 251 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (cụ thể gồm: điểm i khoản
2; điểm b khoản 3; điểm b khoản 4 Điều 251), vì vậy sẽ áp dụng quy định tại
Điều 4 của Nghị định để tính tổng khối lượng của Heroine, Cocaine,
Methamphetamine, Amphetamine và MDMA như sau:
- Cộng khối lượng của từng chất lại với
nhau để xác định tổng khối lượng của 05 chất ma túy Heroine, Cocaine,
Methamphetamine, Amphetamine, MDMA là: 03 gam + 03 gam + 03 gam + 20 gam + 20
gam = 49 gam.
- Đối chiếu tổng khối lượng của 05 chất ma
túy với quy định tại điểm i khoản 2; hoặc điểm b khoản 3; hoặc điểm b khoản 4
Điều 251 của Bộ luật Hình sự năm 2015, thì trong trường hợp này tổng khối lượng
của 05 chất ma túy tương đương với khối lượng Heroine, Cocaine,
Methamphetamine, Amphetamine hoặc MDMA được quy định tại điểm b khoản 3 Điều
251 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
- Xác định điểm, khoản, điều luật: Như vậy
trong trường hợp này tổng khối lượng của 05 chất ma túy Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine
và MDMA thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 3 Điều 251 của Bộ luật Hình
sự năm 2015, cụ thể: “h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối
lượng hoặc thể tích
chất ma túy quy định
tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này”.
II. VỀ VIỆC TÍNH
TỔNG KHỐI LƯỢNG HOẶC THỂ TÍCH CÁC CHẤT MA TÚY TRONG TRƯỜNG HỢP CÁC CHẤT MA TÚY
KHÔNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG CÙNG MỘT ĐIỂM THUỘC CÁC KHOẢN CỦA MỘT TRONG CÁC ĐIỀU
248, 249, 250, 251, 252 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 5 CỦA
NGHỊ ĐỊNH)
1. Trường hợp các chất ma túy đều có khối
lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại
khoản 1 Điều 249 hoặc khoản 1 Điều 250 hoặc khoản 1 Điều 252 của Bộ luật Hình
sự năm 2015.
Ví dụ: Một người chiếm đoạt 03 kilôgam quả
thuốc phiện khô và 0,7 kilôgam quả thuốc phiện tươi. Tổng khối lượng của 02
chất ma túy được xác định như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 252 của Bộ luật
Hình sự năm 2015 (Tội chiếm đoạt chất ma túy), thì 03 kilôgam quả thuốc phiện
khô thuộc trường hợp dưới mức tối thiểu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 252
của Bộ luật Hình sự năm 2015, 0,7 kilôgam quả thuốc phiện tươi thuộc trường hợp
dưới mức tối thiểu quy định tại điểm e khoản 1 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm
2015, vì vậy sẽ áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này để tính
tổng khối lượng của 03 kilôgam quả thuốc phiện khô và 0,7 kilôgam quả thuốc
phiện tươi như sau:
- Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng của
từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại
khoản 1 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015:
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả
thuốc phiện khô so với mức tối thiểu đối với quả thuốc phiện khô quy định tại
điểm đ khoản 1 Điều 252 là 60% (03 kilôgam so với 05 kilôgam).
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả
thuốc phiện tươi so với mức tối thiểu đối với quả thuốc phiện tươi quy định tại
điểm e khoản 1 Điều 252 là 70% (0,7 kilôgam so với 01 kilôgam).
- Cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng của
quả thuốc phiện khô và quả thuốc phiện tươi lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ
phần trăm về khối lượng của cả hai chất ma túy là: 60% + 70% = 130% (thuộc
trường hợp từ 100% trở lên). Vì tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả
thuốc phiện khô và quả thuốc phiện tươi so với mức tối thiểu đối với từng chất
đó được quy định tại khoản 1 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là trên
100%, như vậy phải tiếp tục tính tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả
thuốc phiện khô và quả thuốc phiện tươi so với mức tối thiểu đối với từng chất
đó quy định tại khoản 2 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 để xác định tổng
khối lượng của quả thuốc phiện khô và quả thuốc phiện tươi có thuộc trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 hay không, cụ thể:
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả
thuốc phiện khô so với mức tối thiểu đối với quả thuốc phiện khô được quy định
tại điểm i khoản 2 Điều 252 là 06% (03 kilôgam so với 50 kilôgam).
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả
thuốc phiện tươi so với mức tối thiểu đối với quả thuốc phiện tươi được quy
định tại điểm k khoản 2 Điều 252 là 07% (0,7 kilôgam so với 10 kilôgam).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng của
quả thuốc phiện khô và quả thuốc phiện tươi so với mức tối thiểu đối với từng
chất đó được quy định tại khoản 2 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là: 06%
+ 07% = 13% (thuộc trường hợp dưới 100%).
- Xác định điểm, khoản, điều luật: Vì tổng
tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả thuốc phiện khô và quả thuốc phiện tươi
so với mức tối thiểu đối với từng chất đó quy định tại khoản 2 Điều 252 của Bộ
luật Hình sự năm 2015 là dưới 100% nên tổng khối lượng của quả thuốc phiện khô
và quả thuốc phiện tươi chỉ thuộc trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều
252 của Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể: “i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể
tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm
b đến điểm h khoản này.”.
2. Trường hợp các chất ma túy đều có khối
lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại
khoản 2 của một trong các Điều 249, 250, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015,
trong đó có ít nhất một chất ma túy có khối lượng hoặc thể tích thuộc trường
hợp quy định tại khoản 1 của một trong các điều này.
Ví dụ: Một người tàng trữ trái phép 400
gam cao côca, 900 gam lá cây côca, 45 kilôgam quả thuốc phiện khô, 900 gam quả
thuốc phiện tươi, 95 mililít chất ma túy khác ở thể lỏng. Tổng khối lượng hoặc
thể tích của 05 chất ma túy được xác định như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 249 của Bộ luật
Hình sự năm 2015 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy), thì lá cây côca và quả
thuốc phiện tươi có khối lượng thuộc trường hợp dưới mức tối thiểu theo quy
định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015; cao
côca, quả thuốc phiện khô và chất ma túy khác ở thể lỏng có khối lượng hoặc thể
tích thuộc trường hợp quy định tại điểm b, đ và h khoản 1 Điều 249 của Bộ luật
Hình sự năm 2015. Vì năm chất ma túy đều có khối lượng hoặc thể tích dưới mức
tối thiểu đối với từng chất theo quy định tại khoản 2 và có 03 chất ma túy có
khối lượng hoặc thể tích thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 249 của Bộ
luật Hình sự năm 2015, vì vậy sẽ áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị
định này để tính tổng khối lượng hoặc thể tích của cả năm chất ma túy như sau:
- Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc
thể tích của cao côca, lá cây côca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi,
chất ma túy khác ở thể lỏng so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy
định tại khoản 2 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015:
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của cao
côca so với mức tối thiểu đối với cao côca được quy định tại điểm e khoản 2
Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 80% (400 gam so với 500 gam).
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của lá cây
côca so với mức tối thiểu đối với lá cây côca được quy định tại điểm h khoản 2
Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 9% (900 gam so với 10 kilôgam).
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả
thuốc phiện khô so với mức tối thiểu đối với quả thuốc phiện khô được quy định
tại điểm i khoản 2 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 90% (45 kilôgam so
với 50 kilôgam).
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả
thuốc phiện tươi so với mức tối thiểu đối với quả thuốc phiện tươi quy định tại
điểm k khoản 2 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 9% (900 gam so với 10
kilôgam).
+ Tỷ lệ phần trăm về thể tích của chất ma
túy khác ở thể lỏng so với mức tối thiểu đối với các chất ma túy khác ở thể
lỏng được quy định tại điểm m khoản 2 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là
95% (95 mililít so với 100 mililít).
- Cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc
thể tích của 05 chất cao côca, lá cây côca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc
phiện tươi và chất ma túy khác ở thể lỏng lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ
phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của cả 05 chất ma túy là: 80% + 9% + 90%
+ 9% + 95% = 283% (thuộc trường hợp từ 100% trở lên). Vì tổng tỷ lệ phần trăm
về khối lượng hoặc thể tích của 05 chất ma túy so với mức tối thiểu đối với
từng chất đó được quy định tại khoản 2 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là
trên 100%, như vậy phải tiếp tục tính tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc
thể tích của 05 chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy
định tại khoản 3 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015, để xác định tổng khối
lượng hoặc thể tích của 05
chất ma túy có thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 249 của Bộ luật
Hình sự năm 2015 hay không, cụ thể:
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của cao
côca so với mức tối thiểu đối với cao côca được quy định tại điểm a khoản 3
Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 40% (400 gam so với 01 kilôgam).
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của lá cây
côca so với mức tối thiểu đối với lá cây côca được quy định tại điểm c khoản 3
Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 3,6% (900 gam so với 25 kilôgam).
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả
thuốc phiện khô so với mức tối thiểu đối với quả thuốc phiện khô được quy định
tại điểm d khoản 3 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 22,5% (45 kilôgam
so với 200 kilôgam).
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả
thuốc phiện tươi so với mức tối thiểu đối với quả thuốc phiện tươi được quy
định tại điểm đ khoản 3 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 1,8% (900 gam
so với 50 kilôgam).
+ Tỷ lệ phần trăm về thể tích của chất ma
túy khác ở thể lỏng so với mức tối thiểu đối với các chất ma túy khác ở thể
lỏng được quy định tại điểm g khoản 3 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là
38% (95 mililít so với 250 mililít).
+ Tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc
thể tích của 05 chất cao côca, lá cây côca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc
phiện tươi và các chất ma túy khác ở thể lỏng so với mức tối thiểu đối với từng
chất đó được quy định tại khoản 3 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là: 40%
+ 3,6% + 22,5% + 1,8% + 38% = 105,9% (thuộc trường hợp từ 100% trở lên). Như
vậy, phải tiếp tục tính tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của 05
chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 4
Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 để xác định tổng khối lượng hoặc thể tích
của 05 chất ma túy có thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 4 Điều 249 của
Bộ luật Hình sự năm 2015 hay không, cụ thể:
Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của cao côca
so với mức tối thiểu đối với cao côca được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 249
của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 8% (400 gam so với 05 kilôgam).
Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của lá cây
côca so với mức tối thiểu đối với lá cây côca được quy định tại điểm c khoản 4 Điều
249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 1,2% (900 gam so với 75 kilôgam).
Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả
thuốc phiện khô so với mức tối thiểu đối với quả thuốc phiện khô được quy định
tại điểm d khoản 4 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 7,5% (45 kilôgam so
với 600 kilôgam).
Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả
thuốc phiện tươi so với mức tối thiểu đối với quả thuốc phiện tươi được quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 249
của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 0,6% (900 gam so với 150 kilôgam).
Tỷ lệ phần trăm về thể tích của chất ma
túy khác ở thể lỏng so với mức tối thiểu đối với các chất ma túy khác ở thể
lỏng được quy định tại điểm g khoản 4 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là
12,6% (95 mililít so với 750 mililít).
- Xác định điểm, khoản, điều luật: Vì tổng
tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của 05 chất cao côca, lá cây côca,
quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi và chất ma túy khác ở thể lỏng so với
mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 4 Điều 249 của Bộ
luật Hình sự năm 2015 là: 8% + 1,2% + 7,5% + 0,6% + 12,6% = 29,9% (thuộc trường
hợp dưới 100%). Như vậy, tổng khối lượng hoặc thể tích của 05 chất cao côca, lá
cây côca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi và chất ma túy khác ở thể
lỏng không thuộc trường hợp theo quy
định tại khoản 4 Điều 249 mà thuộc trường hợp theo quy định tại điểm h khoản 3
Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể: “h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích
chất ma túy quy định
tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.”.
3. Trường hợp các chất ma túy đều có khối
lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại
khoản 2 Điều 248 hoặc khoản 2 Điều 251 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ví dụ: Một người mua bán trái phép 02 gam
Heroine và 200 gam nhựa thuốc phiện. Tổng khối lượng của 02 chất ma túy được xác định như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 251 của Bộ luật
Hình sự năm 2015 (Tội mua bán trái phép chất ma túy), thì 02 gam Heroine và 200
gam nhựa thuốc phiện đều thuộc trường hợp dưới mức tối thiểu đối với từng chất
đó theo quy định tại khoản 2 Điều 251 của Bộ luật Hình sự năm 2015, vì vậy sẽ
áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định này để tính tổng khối lượng
của cả hai chất ma túy như sau:
- Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng của
Heroine và nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy
định tại khoản 2 Điều 251 của Bộ luật Hình sự năm 2015:
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của
Heroine so với mức tối thiểu đối với Heroine được quy định tại điểm i khoản 2
Điều 251 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 40% (02 gam so với 05 gam).
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của nhựa
thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với nhựa thuốc phiện được quy định tại
điểm h khoản 2 Điều 251 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 40% (200 gam so với 500
gam).
- Cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng của
Heroine và nhựa thuốc phiện lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về
khối lượng của cả 02 chất ma túy là: 40% + 40% = 80% (thuộc trường hợp dưới
100%).
- Xác định điểm, khoản, điều luật: Vì tổng
tỷ lệ phần trăm về khối lượng của Heroine và nhựa thuốc phiện so với mức tối
thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 2 Điều 251 của Bộ luật Hình
sự năm 2015 là dưới 100% nên tổng khối lượng của Heroine và nhựa thuốc phiện
trong trường hợp này chỉ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 251.
4. Trường hợp các chất ma túy đều có khối
lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại
khoản 3 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm
2015, trong đó có ít nhất một chất ma túy có khối lượng hoặc thể tích thuộc
trường hợp quy định tại khoản 2 của một trong các điều này.
Ví dụ: Một người sản xuất 400 gam nhựa
thuốc phiện và 09 gam Heroine. Tổng khối lượng của 02 chất ma túy được xác định
như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 248 của Bộ luật
Hình sự năm 2015 (Tội sản xuất trái phép chất ma túy), thì 400 gam nhựa thuốc
phiện thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, còn 09 gam Heroine thuộc trường
hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều 248 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Vì khối
lượng của cả hai chất ma túy đều dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo
quy định tại khoản 3 và khối lượng Heroine thuộc trường hợp quy định tại khoản
2 Điều 248 của Bộ luật Hình sự năm 2015, vì vậy sẽ áp dụng quy định tại khoản 3
Điều 5 của Nghị định này để tính tổng khối lượng của cả hai chất ma túy như
sau:
- Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng của
nhựa thuốc phiện và Heroine so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy
định tại khoản 3 Điều 248 của Bộ luật Hình sự năm 2015:
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của nhựa
thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với nhựa thuốc phiện được quy định tại
điểm b khoản 3 Điều 248 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 40% (400 gam so với 01
kilôgam).
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của
Heroine so với mức tối thiểu đối với Heroine được quy định tại điểm c khoản 3
Điều 248 là 30% (09 gam so với 30 gam).
- Cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng của
nhựa thuốc phiện và Heroine lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về
khối lượng của cả 02 chất ma túy là: 40% + 30% = 70% (thuộc trường hợp dưới
100%).
- Xác định điểm, khoản, điều luật: Vì tổng
tỷ lệ phần trăm về khối lượng của nhựa thuốc phiện và Heroine so với mức tối
thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 3 Điều 248 của Bộ luật Hình
sự năm 2015 là dưới 100% nên tổng khối lượng của nhựa thuốc phiện và Heroine
trong trường hợp này chỉ thuộc trường hợp quy định tại điểm k khoản 2 Điều 248
của Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể: “k) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó
tương đương với khối lượng
hoặc thể tích chất ma
túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này”.
5. Trường hợp các chất ma túy đều có khối
lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại
khoản 4 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm
2015, trong đó có ít nhất một chất ma túy có khối lượng hoặc thể tích thuộc
trường hợp quy định tại khoản 3 của một trong các điều này.
Ví dụ: Một người chiếm đoạt 900 gam nhựa
thuốc phiện và 500 kilôgam quả thuốc phiện khô. Tổng khối lượng của 02 chất ma
túy được xác định như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 252 của Bộ luật
Hình sự năm 2015 (Tội chiếm đoạt chất ma túy), thì 900 gam nhựa thuốc phiện
thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 2, còn 500 kilôgam quả thuốc phiện
khô thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 252 của Bộ luật Hình sự
năm 2015. Vì khối lượng của cả hai chất ma túy đều dưới mức tối thiểu đối với
từng chất đó theo quy định tại khoản 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 và
khối lượng quả thuốc phiện khô thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3
Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015, vì vậy sẽ áp dụng quy định tại khoản 4
Điều 5 của Nghị định này để tính tổng khối lượng của cả hai chất ma túy như
sau:
- Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng của
nhựa thuốc phiện và quả thuốc phiện khô so với mức tối thiểu đối với từng chất
đó được quy định tại khoản 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015:
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của nhựa
thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với nhựa thuốc phiện được quy định tại
điểm a khoản 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 18% (900 gam so với 05
kilôgam).
+ Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả
thuốc phiện khô so với mức tối thiểu đối với quả thuốc phiện khô được quy định
tại điểm d khoản 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là 83% (500 kilôgam so
với 600 kilôgam).
- Cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng của
nhựa thuốc phiện và quả thuốc phiện khô lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ
phần trăm về khối lượng của cả 02 chất ma túy là: 18% + 83% = 101% (thuộc
trường hợp trên 100%).
- Xác định điểm, khoản, điều luật: Vì tổng
tỷ lệ phần trăm về khối lượng của nhựa thuốc phiện và quả thuốc phiện khô so
với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 4 Điều 252 của
Bộ luật Hình sự năm 2015 là trên 100% nên tổng khối lượng của nhựa thuốc phiện
và quả thuốc phiện khô thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 252
của Bộ luật Hình sự năm 2015 “h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể
tích của các chất đó tương
đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản
này.”.